Luật Hiệp Phụ: Cách Giải Quyết Kết Quả Hòa Trong Bóng Đá

Luật hiệp phụ là những điều được áp dụng trong quãng thời gian thi đấu thêm khi xảy ra kết quả hòa. Trong quá khứ, cũng từng có nhiều quy tắc khá thú vị được áp dụng. Chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về quy tắc áp dụng trong 30 phút này.

Giới thiệu về hiệp phụ

Trong tiếng Anh, hiệp phụ được gọi là Extra Time và chỉ xuất hiện trong các giải đấu hoặc vòng loại trực tiếp. Luật hiệp phụ là cách phân định thắng thua sau 90 phút thi đấu chính thức khi hai bên vẫn đang hòa nhau. Từ trước thập niên 60 thế kỷ 20, phương pháp được dùng là tung đồng xu nhưng không hiệu quả và có quá nhiều bất cập.

Cụ thể, hai đội sẽ thi đấu thêm 30 phút, gọi là khoảng thời gian hiệp phụ. Sau khi 90 phút chính thức kết thúc, các đội nghỉ khoảng 5 phút và bước ngay vào hai hiệp phụ (mỗi hiệp 15 phút). Sau hiệp phụ thứ nhất, hai bên cũng đổi sân giống như quãng thời gian hai hiệp chính. Nếu ngay cả sau hiệp phụ cũng chưa phân định thắng thua thì bước tới loạt đá luân lưu.

Khoảng thời gian hiệp phụ có tổng cộng 30 phút
Khoảng thời gian hiệp phụ có tổng cộng 30 phút

Luật hiệp phụ được áp dụng hiện nay

Về cơ bản, hiệp phụ cũng áp dụng quy tắc chuẩn giống như thời gian thi đấu chính thức. Tuy nhiên, sẽ có thêm một chút điều chỉnh cho phù hợp với tính chất đá thêm.

Không phải giải đấu nào cũng áp dụng hiệp phụ

Ví dụ điển hình nhất chính là Copa America của Nam Mỹ hay trận FA Community Shield của nước Anh. Sau khi kết thúc hai hiệp chính với kết quả hòa, các đội bước ngay vào loạt luân lưu chứ không thi đấu hiệp phụ. Luật hiệp phụ chỉ áp dụng cho các giải đấu của FIFA và giải cấp đội tuyển châu lục hạng nhất. Còn với các giải đấu cấp câu lạc bộ thì chỉ có hiệp phụ ở trận lượt về nếu như tổng tỷ số hòa.

Trước đây, tại các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA có áp dụng luật bàn thắng sân khách. Chính vì vậy, rất hiếm có trận đấu phải giải quyết bằng hiệp phụ sau hai lượt trận. Kể từ mùa giải 2021/22, luật này đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Tương tự như vậy, trong quá khứ, FA Cup của Anh áp dụng quy tắc đá lại trận khác nếu như hòa. Giờ đây, số trận được giới hạn lại chỉ có một, nên có dùng đến hiệp phụ.

Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ lại chưa bao giờ áp dụng luật hiệp phụ cho giải đấu của mình. Nếu hòa nhau thì hai đội đến với loạt đấu súng trên chấm phạt đền luôn. Ngoại lệ chỉ có ở trận Chung kết của giải đấu, như Copa Libertadores hay Copa Sudamericana. Còn ở giải cấp câu lạc bộ của AFC và CONCACAF thì vẫn dùng luật bàn thắng sân khách.

Quy định thay người trong luật hiệp phụ

Sau 90 phút chính thức, cầu thủ hai bên đã tiêu tốn sức nhiều và bị bào mòn thể lực. Chính vì vậy, ngoài số lượt thay người cơ bản, mỗi đội sẽ được phép thay thêm một cầu thủ. Chẳng hạn như trong hai hiệp chính đã thay hết 5 cầu thủ thì hiệp phụ được thêm một lần. Quy định này vẫn được áp dụng trong trường hợp còn dư lượt thay người chưa dùng hết.

Mỗi đội sẽ được thay thêm một người trong thời gian hiệp phụ
Mỗi đội sẽ được thay thêm một người trong thời gian hiệp phụ

Những luật hiệp phụ thú vị trong quá khứ

Trước đây, FIFA từng áp dụng một số quy tắc đặc biệt trong quãng thời gian hiệp phụ. Dù khá thú vị nhưng hiện nay, những luật này đều đã bị bãi bỏ.

Luật hiệp phụ Bàn thắng vàng (Golden Goal)

Từ xa xưa, quy tắc kiểu này đã được áp dụng với tên gọi “cái chết bất ngờ” (sudden death). Đến năm 1993, FIFA bắt đầu áp dụng luật này, với hy vọng tạo ra thế trận hấp dẫn hơn trong hiệp phụ và giảm số lượng loạt luân lưu. Họ sử dụng thuật ngữ Golden Goal do Sudden Death được cho là có ý nghĩa tiêu cực.

Trong quãng thời gian hiệp phụ, chỉ cần một bên ghi bàn là trận đấu kết thúc ngay lập tức. Đội chọc thủng lưới đối phương trở thành người chiến thắng và bàn thắng đó chính là Golden Goal. Luật hiệp phụ này không bắt buộc, nên các giải đấu khi đó có thể lựa chọn áp dụng hay không. Kỳ World Cup đầu tiên sử dụng luật Bàn thắng vàng là năm 1998.

Dù trong lịch sử World Cup đã từng có nhiều Bàn thắng vàng đầy cảm xúc nhưng FIFA vẫn quyết định bãi bỏ. Họ thấy rằng luật hiệp phụ này không thúc đẩy lối chơi tấn công tích cực mà lại dẫn tới tâm lý “sợ thua”. Hai bên thi đấu thận trọng hơn, còn đội thủng lưới thì giận dữ vì không có cơ hội làm lại.

Bàn thắng vàng là luật hiệp phụ mang lại sự bùng nổ cảm xúc
Bàn thắng vàng là luật hiệp phụ mang lại sự bùng nổ cảm xúc

Luật Silver Goal trong hiệp phụ

Vào mùa giải 2002/03, UEFA đưa vào áp dụng luật mới là Bàn thắng bạc để khắc phục “bất công” của Golden Goal. Cụ thể, trận đấu không kết thúc ngay lập tức khi một đội ghi bàn mà phải đá hết hiệp phụ đó. Nếu bàn thắng được ghi trong hiệp phụ thứ nhất thì chỉ đá hết hiệp đó là kết thúc. Với quy tắc này, đội thủng lưới vẫn có khoảng thời gian còn lại để cố gỡ hòa.

Tuy nhiên, sau Euro 2004, luật hiệp phụ này cũng bị loại bỏ. Dù trên lý thuyết là tạo cơ hội cho đội bị dẫn trước nhưng bàn thắng được ghi gần cuối hiệp phụ thì cũng như không.

Trên đây là quy tắc luật hiệp phụ được áp dụng phổ biến trong bóng đá hiện đại. Có lẽ khán giả chúng ta chẳng ai muốn phải mệt mỏi theo dõi thêm 30 phút, mà mong kết thúc ngay trong hai hiệp chính. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục này để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về môn thể thao vua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *